Bia Sài Gòn - Tự hào với 141 năm lịch sử nguồn gốcHương vị độc đáo của bia Sài Gòn là kết tinh sản vật của vùng đất phương Nam trù phú và tinh thần hào sảng phóng khoáng của người Sài Gòn, trở một phần không thể thiếu trong cuộc sống vui buồn hàng ngày. Bia Sài Gòn đang chiếm giữ vị trí dẫn đầu trong ngành bia Việt Nam, một trong những cái nôi của văn hóa
bia toàn cầu. Đây là sự kết tinh tâm huyết của bao thế hệ, hun đúc nên 1 hình ảnh bia Sài Gòn đủ tầm, đủ tâm để tự tin từng bước chinh phục những tầm cao và thách thức mới
Quy trình sản xuất
bia Sài Gòn được trải qua 12 bước khép kín trước khi đến tay người dùng
1. Xay nghiềnNghiền nhỏ hạt malt (hoặc hạt gạo) đến kích thước yêu cầu để các thành phần trong nguyên liệu có thể hòa tan vào nước và giải phóng ra enzym để xúc tác quá trình thủy phân sau đó
2. Nồi nấu maltThủy phân các hợp chất cao phân tử như tinh bột, protein thành các hợp chất lên men được như đường malto, gluco, axit amin,… Kết thúc quá trình nấu tại nồi malt sẽ thu được dịch ngọt nên quy trình này được gọi là quá trình đường hóa.
3. Nồi lọc dịch hèmLà quá trình tách võ trấu của hạt malt ra khỏi dịch đường
4. Nồi đun sôiDịch đường trong được đun sôi với hoa bia để tạo vị đắng đặc trưng, đồng thời quá trình đun sôi cũng làm bay hơi và kết tủa các hợp chất không mong muốn và tiệt trùng dịch nha
5. Nồi tách cặnLoại bỏ các thành phần như cánh hoa bia, các kết tủa hình thành trong quá trình đun sôi
6. Giải nhiệt nhanhDịch nha sau đun sôi (100 độ C) được đưa về nhiệt độ thích hợp cho nấm men hoạt động như 10 – 15 độ C. Nhiệt độ này tùy thuộc vào chủng loại nấm men và loại bia.
7. Tank lên menDịch nha lạnh cùng với nấm men được đưa vào tank lên men để tiến hành quá trình lên men. Nấm men sẽ sử dụng đường được hình thành trong giai đoạn nấu để tạo thành Cồn và khí CO2. Các hợp chất tạo mùi thơm cho bia cũng được nấm men tạo thành trong giai đoạn này. Kết thúc quá trình lên men, nấm men sẽ được thu hồi ra khỏi tank lên men để tái sử dụng cho lần lên men tiếp theo. Dịch bia sau lên men sẽ được chuyển sang tank ủ bia để bắt đầu quá trình lên men phụ
8. Tank ủ biaLà quá trình chuyển hóa hoặc loại bỏ các hợp chất không mong muốn hình thành trong quá trình lên men như diacetyl. Quá trình ủ bia kết thúc khi hàm lượng các chất này giảm đến mức mong muốn và đạt thời gian theo yêu cầu của từng loại bia
9. Làm lạnh lâuBia trước khi qua quá trình lọc sẽ được làm lạnh sâu xuống nhiệt độ -1à-2oC để hình thành cặn lạnh. Các cặn lạnh này sẽ được loại bỏ trong quá trình lọc trong sau đó.
10. Lọc trong biaNấm men, cặn lạnh, … sẽ được loại bỏ để làm cho bia trở nên trong suốt.
11. Tank bia trongBia sau khi lọc được chứa trong tank bia trong để chờ quá trình chiết, đóng gói
12. Chiết biaLà quá trình bia được chiết vào các dạng bao bì khác nhau để đánh ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Keg bia có dung dích 2 lít, 5 lit, 20 lít, 30 lít hoặc 50 lit. Bia được chiết vào lon có dung tích 330ml, 500ml. Bia chai có dung tích 330ml, 450ml, 500ml, 750ml. Dung tích bia chai, bia lon phụ thuộc vào chiến lược thị trường và thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia.